Lịch nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 rơi vào những ngày nào?

Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân, thời gian thấm thoát thoi đưa và một năm nữa lại sắp trôi qua, một mùa Tết Giáp Thìn 2024 cũng đang đến gần, đây là một dịp quan trọng, được người dân Việt Nam mong chờ nhất trong năm. Đặc biệt nhất là đối với những người xa quê, bởi đây chính là dịp mà chúng ta sẽ có thời gian được nghỉ dài nhất năm để về với gia đình, cùng người thân, bạn bè sum vầy sau một năm dài bôn ba.

Vào mỗi năm, ngày nghỉ Tết sẽ rơi vào một ngày khác nhau, vì vậy lịch nghỉ Tết cũng sẽ bị thay đổi. Để có thể sắp xếp tốt thời gian cũng như lịch trình trong những ngày Tết của mình thì cùng Routine lưu lại lịch nghỉ Tết Giáp Thìn 2024 trong bài viết hôm nay ngay thôi nào.

1. Thông tin lịch nghỉ Tết 2024 chi tiết, chính xác

Tết Dương LịchTết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết âm lịch đều là những dịp nghỉ lễ lớn trong năm mà nhiều người mong chờ. Hai dịp lễ Tết này còn là cơ hội để mọi người tận hưởng những giây phút đáng nhớ bên gia đình và người thân yêu, cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức sau một năm làm việc mệt mỏi, gặp gỡ bạn bè, giải trí, đi du lịch,... Vậy hãy cùng Routine cập nhật ngay những thông tin sau để chuẩn bị cho lịch trình du xuân của mình ngay nào.

1.1. Tết Dương Lịch 2024 nghỉ được bao nhiêu ngày?

Theo Bộ luật Lao động 2019, Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động quy định dịp Tết Dương Lịch đối với người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 1 ngày vào ngày 1 tháng 1 Dương lịch.

Tết Dương lịch năm 2024 rơi vào ngày thứ hai, ngày 1/1/2024. Tuy nhiên, ngày 30 và ngày 31/12 lại rơi vào lần lượt thứ bảy và chủ nhật. Do đó, trong đợt nghỉ Tết Dương lịch năm 2024, nếu bạn làm việc ở cơ quan, tố chức có chế độ nghỉ thứ 7 sẽ có đợt nghỉ Tết dương lịch 2024 kéo dài 3 ngày liên tục.

Đối với những bạn đang làm việc tại công ty chỉ có chế độ nghỉ duy nhất một ngày chủ nhật hàng tuần, thì sẽ có đợt nghỉ Tết dương lịch năm 2024 kéo dài 2 ngày, từ ngày chủ nhật 31/12/2023 đến hết thứ hai ngày 1/1/2024.

Lịch nghỉ Tết dương lịch 2024

Lịch nghỉ Tết dương lịch 2024

1.2. Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 là ngày mấy dương lịch?

Tết âm hay Tết Nguyên Đán 2024 sẽ rơi vào khoảng giữa tháng 2, đêm 30 giao thừa sẽ rơi vào ngày 9/2 và Mùng 1 rơi vào ngày 10/2. Tuy nhiên, người lao động sẽ bắt đầu được nghỉ từ thứ Năm ngày 8/2/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão), đến hết thứ Tư ngày 14/2/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Lịch nghỉ nghỉ Tết Âm 2024 chính thức như sau:

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 chính thức

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 chính thức

Một điều trùng hợp cho năm nay nữa chính là ngày Valentine 2024 (hay ngày lễ Tình Nhân) lại rơi trúng vào ngày mùng 5 Tết, làm cho khoảnh khắc ngày nghỉ Tết Nguyên Đán cuối cùng cũng sẽ tăng thêm phần ý nghĩa.

1.3. Tết nguyên đán 2024 nghỉ bao nhiêu ngày?

Theo như quy định và tin tức chính thức bên trên thì tất cả cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước cũng như toàn bộ học sinh, sinh viên các cấp bậc và người lao động sẽ có lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 trọn vẹn 1 tuần (07 ngày) từ 08/02 - 14/02, cũng tương tự như tết năm ngoái.

2. Địa điểm - Lịch bắn pháo hoa dự kiến tại Sài Gòn & Hà Nội

Xem bắn pháo hoa trong đêm giao thừa là một trong những hoạt động thường niên được tất cả gia đình và trẻ em Việt Nam yêu thích trước khi bước sang một năm mới, đây không chỉ là sự kiện mang lại niềm vui đón chào năm mới, mà những ánh sáng lấp lánh trên bầu trời đêm 30 còn mang ý nghĩa thể hiện những ước mong về một năm sắp tới bình yên, hạnh phúc và may mắn.

2.1. Những địa điểm bắn pháo hoa và dịp Tết dương lịch 2024

3 địa điểm tại TP.HCM dự kiến sẽ bắn pháo hoa trong Tết dương lịch 2024

Thời gian bắn dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 15 phút, bắt đầu từ lúc 0h đến 0h15 ngày 01/01/2024.

  • Bắn pháo hoa tầm cao: khu vực đầu đường của hầm sông Sài Gòn, được đầu tư đến 1.500 quả tầm cao, cùng 30 giàn tầm thấp và 10 giàn hỏa thuật.
  • Bắn pháo hoa tầm thấp: công viên văn hóa Đầm Sen, với sự chuẩn bị đến 90 giàn tầm thấp cùng 30 giàn hỏa thuật.
  • Chương trình biểu diễn và sử dụng pháo hoa nghệ thuật: dự án The Global City tại TP Thủ Đức, với quy mô lớn của 4.000 ống pháo, trên 100 giàn kỹ thuật từ những giàn phun hoa, nhấp nháy đến phun viên.

Những địa điểm dự kiến bắn pháo hoa chào năm mới 2024 tại Hà Nội

  • Bưu điện Hà Nội
  • Công viên Thống Nhất
  • Vườn hoa Nguyễn Hoàng Tôn
  • Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
  • Thành cổ Sơn Tây

2.2. Hà Nội và TP.HCM sẽ bắn pháo hoa chào Tết Nguyên Đán 2024 ở đâu?

6 địa điểm dự kiến sẽ bắn pháo hoa vào dịp Tết Nguyên Đán 2024 tại TP.HCM

Tp. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ bắn pháo hoa chào mừngTết Nguyên Đán 2024 tại 6 địa điểm lớn nhỏ. Địa điểm bắn pháo hoa tầm cao duy nhất và lớn nhất chính là đầu đường hầm sông Sài Gòn. Bên cạnh đó là 5 địa điểm dự kiến bắn pháo hoa tầm thấp, bao gồm:

  • Công viên văn hóa Đầm Sen
  • Đền tưởng niệm di tích Bến Nọc (tại TP. Thủ Đức)
  • Khu tưởng niệm liệt sĩ Mậu Thân 1968 (ở huyện Bình Chánh)
  • Khu đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược (huyện Củ Chi)
  • Thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ)

30 điểm dự kiến sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Nguyên Đán 2024 tại Hà Nội

Tết Nguyên Đán 2024, tại Hà Nội dự kiến có đến 30 điểm diễn ra bắn pháo hoa chào đón năm mới trong đêm giao thừa, trong 30 điểm dự kiến này sẽ có:

  • 4 địa điểm bắn pháo hoa tầm cao có sự kết hợp pháo hoa tầm thấp và cả giàn pháo hoa hỏa thuật
  • 3 địa điểm bắn pháo hoa tầm cao có sự kết hợp tầm thấp
  • 24 địa điểm bắn pháo hoa tầm thấp, ở các quận huyện khác nhau

(Thông tin chi tiết về địa chỉ sẽ được cập nhật sau khi có thông báo chính thức)

3. Người Việt Nam thường làm gì để đón Tết Nguyên Đán?

Chuẩn bị tươm tất mọi thứ để sẵn sàng đón chào một năm mới chính là một trong những nét văn hóa truyền thống ngày Tết đẹp và quý giá mà người Việt luôn gìn giữ và thực hiện hàng năm. Và song hành cùng sự phát triển của xã hội, nhưng những nét văn hóa đó vẫn luôn được lưu truyền mạnh mẽ, kết hợp thêm những yếu tố hiện đại của cuộc sống ngày nay, giúp cho ngày Tết thêm tiện nghi và trọn vẹn. Cùng Routine tìm hiểu ngay những hoạt động ngày Tết của người Việt Nam nhé!

3.1. Dọn dẹp nhà cửa đón Tết

Dọn nhà trước Tết là một hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc được người Việt lưu truyền từ xưa đến nay. Bởi hoạt động này không đơn giản là để nhà được sạch đẹp đón năm mới mà còn mang những ý nghĩa sâu sắc về tinh thần ngày Tết. Thường khi bắt đầu từ 20 Tết, người Việt sẽ dọn dẹp cũng như sắp xếp lại mọi ngóc ngách trong căn nhà của mình trở nên gọn gàng, ngăn nắp nhất.

Quá trình dọn nhà ngày Tết được người Việt Nam ta quan điểm là tống khứ đi hết những thứ không may mắn cũng như xóa đi hết những âu lo, muộn phiền của năm cũ, cùng nhau chào đón một năm mới thật nhiều may mắn. Bên cạnh đó, những ngày cùng nhau dọn dẹp sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình gắn kết tình thân với nhau nhiều hơn.

3.2. Đi chợ xuân và trang trí nhà cửa đón Tết

Đi chợ xuân là công đoạn hàng đầu mà mọi nhà đều phải làm để chuẩn bị một cái Tết đoàn viên, trọn vẹn. Chợ xuân trong những ngày này cũng vô cùng nhộn nhịp, đây chắc hẳn cũng sẽ là thời điểm đông đúc nhất năm. Từ mua sắm thực phẩm, trái cây, hoa quả,... đến những nhành hoa, câu liễn chúc Tết để về trang hoàng nhà cửa, đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Với sự phát triển ngày càng nhanh, những món đồ trang trí nhà cửa ngày Tết cũng ngày một đa dạng và bắt mắt cho mọi người có thể tha hồ lựa chọn để tân trang diện mạo đẹp nhất đón Tết.

Đi chợ xuân và trang trí nhà cửa đón Tết là những hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán

Đi chợ xuân và trang trí nhà cửa đón Tết là những hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán (Nguồn: Internet)

3.3. Chuẩn bị các món ăn cho ngày Tết

Đặc trưng Tết Nguyên Đán Việt Nam chính là ẩm thực, đặc biệt là các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, nem rán, củ kiệu, thịt kho,... xuất hiện xuyên suốt trong những bữa ăn ngày đầu năm mới. Theo người xưa, thường vào những ngày Tết đầu năm, sẽ không nấu nướng quá nhiều, nên hầu hết những món ăn này sẽ được chuẩn bị từ trước đêm giao thừa để cúng giao thừa và dùng dần vào những ngày sau đó.

Điều này làm cho những ngày trước Tết thêm tất bật và nhộn nhịp và cũng là một cơ hội để mọi thành viên trong nhà cùng quây quần lại vừa nấu nướng, vừa chia sẻ những hành trình, những kỷ niệm đáng nhớ của mình trong một năm qua, làm cho những món ăn ngày Tết thêm phần ý nghĩa.

Mâm cơm ngày Tết truyền thống của người Việt Nam

Mâm cơm ngày Tết truyền thống của người Việt Nam (Nguồn: Internet)

3.4. Mua quần áo mới cho ngày Tết

Mua sắm quần áo mới là một phần không thể thiếu mỗi khi Tết đến Xuân về. Những bộ đồ Tết với những sắc màu tươi thắm như đỏ, xanh, vàng, hồng,... gần như chiếm sóng hoàn toàn trong những ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Đặc biệt vào3 ngày đầu tiên của năm, diện những bộ quần áo mới, màu sắc tươi tắn này thể hiện cho ước nguyện một năm mới bình an, nhiều điều may mắn sẽ đến với bản thân và gia đình.

Với sự phát triển công nghệ hiện đại như bây giờ thì việc mua sắm đồ Tết đã phá bỏ được mọi rào cản, đặc biệt là đối với những ai không thích chen chúc chốn đông người trong những ngày này. Các bạn có thể chọn hình thức mua sắm online mọi lúc, mọi nơi, nhưng vẫn thoải mái lựa chọn được những item thời trang mới nhất như ngoài cửa hàng.

>>> Bài viết liên quan: Tết này mặc gì vừa đẹp vừa sang lại may mắn cả năm

Mua sắm quần áo cho ngày Tết 2024

Mua sắm quần áo cho ngày Tết 2024

Mua sắm quần áo mới ngày Tết

Mua sắm quần áo mới ngày Tết

 

4. Những hoạt động ý nghĩa trong ngày Tết

Tết Nguyên Đán là một dịp lễ truyền thống lớn nhất tại Việt Nam từ bao đời nay, là thời điểm đánh dấu sự giao thoa giữa trời - đất tạo một tiết trời ôn hòa, trăm hoa đua nở. Đây cũng là dịp để gia đình sum họp, quây quần nói cười vui vẻ và chia sẻ cùng nhau những câu chuyện trong một năm qua. Trong những ngày đặc biệt như thế, không thể thiếu những hoạt động ý nghĩa, đặc trưng của ngày Tết như:

  • Đón giao thừa: một hoạt động vô cùng ý nghĩa trong dịp Tết cổ truyền, để các thành viên trong gia đình được sum vầy bên nhau cùng đón khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cầu mong những điều tốt lành, may mắn, thuận lợi.
  • Nấu bánh chưng, bánh tét đêm 30 Tết: quay quần cùng nhau bên nồi bánh đón những thời khắc chuyển giao đêm 30 Tết chính là một trong những hình ảnh đẹp và ấm cúng nhất của gia đình Việt trong ngày Tết, và là truyền thống mà ông bà ta luôn gìn giữ.
  • Hái lộc: là một nét truyền thống đầy ý nghĩa vào ngày đầu năm, hái những cành lộc mang về nhà tượng trưng cho việc mang những điều may mắn, phước lành cho năm mới.
  • Lì xì đầu năm: đây có lẽ là hoạt động được nhiều đứa trẻ mong chờ nhất, bắt đầu từ thời khắc giao thừa thì người lớn tuổi có thể nhận được những lời chúc, lời mừng tuổi ngày Tết từ con cháu của mình và những bé nhỏ sẽ nhận lại được phong bao lì xì vào ngày đầu năm được ví như nhận được may mắn, điềm lành cho cả năm.
  • Du lịch ngày Tết: có nhiều gia đình lựa chọn du lịch Tết cùng nhau để có những trải nghiệm mới, lưu giữ lại những kỷ niệm mới. Ngoài ra, chuyến du lịch Tết còn giúp cho những thành viên trong gia đình có cơ hội được hiểu và gần gũi nhau hơn.

Nấu bánh chưng cùng gia đình là hoạt động ý nghĩa trong đêm 30 Tết cổ truyền

Nấu bánh chưng cùng gia đình là hoạt động ý nghĩa trong đêm 30 Tết cổ truyền

5. Kết luận

Mong rằng từ những thông tin cập nhật mới nhất về lịch nghỉ Tết Giáp Thìn âm lịch và dương lịch 2024 đến từ Routine, sẽ giúp bạn nắm bắt tốt thời gian, lên cho mình lịch trình hoàn hảo cho ngày Tết. Từ đó, chuẩn bị những phút giây nghỉ ngơi thoải mái, hoạt động vui vẻ bên gia đình, người thân, bạn bè và đón chào một năm mới bình an, thịnh vượng, nhiều may mắn.

Một cái Tết trọn vẹn niềm vui thì không thể nào thiếu những bộ quần áo xinh tươi cho những ngày đầu năm đúng không nào. Vậy còn chần chừ gì mà không đến Routine ngay thôi nào! Ngoài việc mua sắm cho bản thân những bộ đồ Tết để chào năm mới, bạn còn có thể chọn mua những món quần áo thời trang cao cấp từ nhà Routine để làm những món quà Tết đầy ý nghĩa cho người thân yêu của mình.