Chất liệu jeans là gì? Sự phổ biến sợi vải denim trong đời sống

Chất liệu Jeans đã quá quen thuộc trong ngành thời trang cũng như đời sống hàng ngày. Với bề dày lịch sử lâu đời, vải jeans chưa bao giờ lỗi mốt và luôn đổi mới phù hợp với xu hướng mỗi ngày. Vậy chất liệu jeans là gì? Có những đặc điểm và phân loại như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chất liệu jeans là gì?

Chất liệu Jeans hay còn gọi sợi vải denim, vải bò là loại vải thô được dệt từ sợi cotton Duck kết hợp cùng sợi bông thô. Vải jeans thường được dệt từ 2 sợi vải 1 sợi trắng và 1 sợi màu. Vải có đặc tính dày dặn, bền và giữ form dáng tốt, đây là một trong những chất liệu có mặt từ lâu và được ứng dụng rộng rãi trong ngành hàng thời trang và đời sống hàng ngày.

1.1. Sợi vải jean ra đời như thế nào?

Sợi vải Jeans lần đầu được biết đến vào thể kỷ XIX tại California bởi Levis Strauss. Bối cảnh diễn ra khi ông và Jacob Davis đến đây để tìm mỏ vàng, họ nhận được nhiều chia sẻ trăn trở công nhân tại đây khi liên tục bị rách quần áo trong lúc làm việc.

Từ đó, Levis Strauss có ý tưởng buôn bán quần áo cho công nhân khai thác mỏ vàng, vì tính chất công việc nên những loại vải thông thường không thể đáp ứng và dễ mòn rách. Levis đã cho sản xuất ra chiếc quần jean (quần bò) đầu tiên được làm 100% cotton cực kỳ bền bỉ, dày dặn và chắc chắn. Sang những năm 50 thế kỷ XX, vải jeans chính thức lan tỏa mạnh và được sử dụng phổ biến trong thời trang.

Bước qua thế kỷ XIX, chất liệu jeans đã tiến sâu và bức phá hơn, trở thành loại vải được yêu thích ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Cùng với sự thay đổi xu hướng, vải jeans ngày một đa dạng hơn từ mẫu mã đến kiểu dáng, màu sắc.

Chất liệu jeans xuất hiện lần đầu tiên vào những năm thế ký XIX

Chất liệu jeans xuất hiện lần đầu tiên vào những năm thế ký XIX

1.2. Quy trình sản xuất chất liệu jeans

Sau đây 3 bước sản xuất ra sợi vải jean cơ bản:

  • Bước sơ chế - cán bông: Bông sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch, phơi khô, tách búi, sau đó được vận chuyển đến nhà máy sản xuất, đưa vào máy kéo sợi. Bông hoàn thành có thể nhuộm màu hoặc giữ nguyên màu gốc.
  • Bước sản xuất vải jeans: Các sợi bông được nhúng qua lớp keo mỏng nhằm tăng độ cứng cũng như độ bền cho vải thành phẩm. Tại đây sợi được dệt thành những tấm vải jeans khổ lớn. Từ đó, thợ may chia nhỏ và may thành nhiều sản phẩm khác nhau.
  • Bước tạo ra thành phẩm: Tiếp đến, người ta sẽ loại bỏ chỉ thừa, xơ vải còn sót lại để vải được thẳng và không bị xoắn. Cuối cùng là chất liệu jeans đã hoàn thành.


2. Đặc điểm chất liệu jeans

2.1. Ưu điểm của vải jeans

  • Độ bền cao: với mục đích xuất xứ ban đầu là phục vụ cho công nhân lao động nên vải chất liệu jeans có độ bền tốt, không dễ bị giãn hay rách. Một sản phẩm từ vải jeans nếu được bảo quản đúng cách có thể sử dụng rất lâu.
  • Giữ form tốt: vì đặc tính dày dặn, ít co giãn nên vải jeans sau khi sử dụng vẫn giữ được form dáng tốt. So với những chất vải mềm mỏng cần thường xuyên là/ ủi để vào form chuẩn thì đa số sản phẩm từ jeans đều giữ được dáng sau những lần giặt.
  • Cá tính - Phong cách: những sản phẩm từ chất liệu jeans mang đến phong cách cá tính, bụi bặm và trẻ trung nên rất được yêu thích. Những outfit từ jeans nổi bật được cá tính người mặc, thu hút hơn với sự phóng khoáng và năng động.
  • Thoải mái, ứng dụng cao: quần jeans là một trong những chiếc quần luôn có mặt trong tủ đồ mọi người bởi tính ứng dụng cao, mặc đi chơi, đi làm đến đi học đều được. Quần jeans cũng không kén độ tuổi hay giới tính, tùy vào nhu cầu sử dụng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp là quần jean trơn hay quần jean rách gối. Bên cạnh đó, quần áo từ jeans rất đa dạng, dễ dàng phối từ mùa hè đến mùa đông, tùy vào form dáng thiết kế mang đến cảm giác đơn giản, thoải mái cho người mặc trong mọi hoàn cảnh.
  • Dễ bảo quản: đây ưu điểm nổi bật của chất liệu này, đa số quần áo từ jeans đều dễ bảo quản. Vải jeans không yêu cầu phức tạp trong vấn đề giặt giũ như: giặt tay, giặt nhẹ, giặt khô, giặt sấy hay cần có xà phòng, nước xả vải riêng,... đa số đồ jeans chỉ cần giặt như bình thường tùy vào cách bạn đang giặt đồ, chỉ cần sạch là được.

2.2. Một số hạn chế và nhược điểm của vải jeans

  • ít co giãn: đặc tính jeans là dày dặn và chắc chắn nên độ co giãn sẽ khá thấp. Quần áo từ vải jeans sẽ hạn chế cho những trường hợp cần vận động mạnh và nhiều trong thời gian dài. Một số quần áo có form ôm thì việc đứng lên ngồi xuống cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển trong ngành thời trang như hiện nay, một số loại vải jean co giãn cũng đã được ra đời, giúp quần áo jean có độ co giãn, thoải mái vận động và thoáng mát hơn.
  • Thấm hút mồ hôi kém: nếu bạn đang cần một chất liệu thấm hút mồ hôi tốt thì vải jeans không phải một đề cử phù hợp.
  • Lâu khô: không khó đoán với chất vải dày dặn nên khả năng khô nếu phơi dưới ánh nắng mặt trời thì jeans sẽ lâu khô hơn các chất liệu khác như polyester, linen, cotton,... Nếu bạn đang giặt sấy thì hạn chế này sẽ không còn đáng kể.
  • Dễ phai màu: sau nhiều lần giặt và phơi trực tiếp ánh nắng mặt trời, vải jeans có thể bị phai màu so với màu gốc, tuy nhiên không đáng kể vì màu của jeans đậm nhạt sáng tối đều phù hợp đại đa số.

3. Những loại vải jeans phổ biến

Dựa vào khả năng co giãn, có thể chia chất vải jeans thành 3 loại chính: jean cotton, skinny jean và jean tái chế. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của từng loại nhé!

3.1. Jeans Cotton

Jeans cotton là loại vải có thành phần chính là sợi cotton, loại vải cơ bản này mang đầy đủ đặc tính của chất liệu denim bao gồm dày dặn, chắc chắn và độ co giãn thấp nên phù hợp sản xuất những kiểu quần jean form rộng, áo khoác jean có dáng suông đứng, rộng rãi.

Dựa vào thành phần, jeans cotton cũng được chia thành 3 nhóm nhỏ, bao gồm:

  • Jeans cotton là loại vải có thành phần hoàn toàn từ 100% cotton. Vải có giá thành rẻ nên thường được sử dụng vào sản xuất quần áo thời trang hàng ngày.
  • Jeans thun là vải jeans với 98% cotton pha với 2% spandex (vải thun có độ co giãn), chính vì vậy, loải vải này có độ mềm mại, co giãn tốt hơn so jeans thông thường.
  • Jeans cotton pha poyester là sự pha trộn giữa 3 loại sợi cotton, poly và spandex, giúp khắc phục một số hạn chế của các chất liệu jeans cơ bản như tạo ra loại vải ít nhăn. Tuy nhiên, do có thành phần là polyester nên sợi vải thô và nóng hơn, vải pha càng nhiều poly thì giá thành càng rẻ.

Jeans cotton là loại vải chiếm phần lớn để sử dụng trong thời trang

Jeans cotton là loại vải chiếm phần lớn để sử dụng trong thời trang

3.2. Jeans Skinny

Skinny Jean hay còn gọi là jeans thun, là loại vải tổng hợp pha giữa cotton và spandex. Sự kết hợp này giúp vải có độ co giãn tốt hơn. Quần áo jeans thun có thể may thêm các form ôm và giúp tôn dáng người mặc hơn nhưng vẫn có sự thoải mái khi hoạt động.

Jeans skinny thường sử dụng sản xuất quần áo form ôm tôn dáng vì có sự co giãn tốt

Jeans skinny thường sử dụng sản xuất quần áo form ôm tôn dáng vì có sự co giãn tốt

3.3. Jeans tái chế

Jeans tái chế là loại vải được tạo ra từ các chất liệu tái chế thông qua quá trình sản xuất. Để giảm bớt tình trạng nhăn, các loại jeans tái chế thường sẽ được pha thêm 35% - 65% sợi poly. Chính vì vậy, loại vải này tương đối nóng và có giá thành rẻ nhất trong các loại jeans.



4. Ứng dụng chất liệu jeans trong đời sống

Trong ngành thời trang, may mặc

Jeans đã có bề dày lịch sử lâu đời và vẫn luôn là loại vải được ưa chuộng sử dụng. Chất liệu denim được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang may mặc từ cao cấp đến bình dân. Với ưu điểm phong cách bụi bặm và cá tính, chất liệu jeans luôn không ngừng đổi mới phù hợp xu hướng và nói không với lỗi mốt.

Chất liệu jeans sử dụng trong trang phục và phụ kiện phổ biến kể đến như: quần jean cao cấp, áo khoác jean, chân váy, đầm, túi xách, giày dép, nón,...

Túi jeans cũng là món đồ thời trang được yêu thích

Túi jeans cũng là món đồ thời trang được yêu thích

Trong đời sống hằng ngày

Bên cạnh sử dụng nhiều và phổ biến trong lĩnh vực thời trang, chũng ta cũng có thể bắt gặp chất liệu này trong đời sống hàng ngày như làm đồ trang trí nội thất, bọc sofa, ghế đệm, rèm hay chăn ga gối nệm,...

Xu hướng trang trí nội thất từ jeans được nhiều bạn trẻ áp dụng

Xu hướng trang trí nội thất từ jeans được nhiều bạn trẻ áp dụng

5. Cách bảo quản quần áo jean

Mặc dù vải jeans có độ bền tốt nhưng để sử dụng sản phẩm từ jeans lâu bền thì chúng ta cần chú ý cách bảo quản quần áo jean để sản phẩm luôn mới và không bị hao mòn.

5.1. Cách giặt quần áo jean

  • Khi giặt quần áo jean bằng máy giặt bạn nên lộn trái và chọn nhiệt độ nước thấp.
  • Không nên giặt thường xuyên với chất tẩy rửa mạnh.
  • Có thể ngâm giấm loãng hoặc cho vào tủ lạnh ngăn đá trước lần giặt đầu của sản phẩm.
  • Không giặt chung đồ jeans màu sắc đậm trong lần đầu với đồ trắng hoặc quần jean sáng màu khác.

5.2. Cách bảo quản chất liệu jean

  • Khuyến khích bạn nên lộn trái khi phơi quần áo jean.
  • Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Là ủi với nhiệt độ dưới 110 độ C.
  • Bảo quản quần nơi thoáng mát, tối và khô vừa đủ.

Có rất nhiều bình luận, ý kiến cũng như thắc mắc xung quanh việc giặt đồ jeans, vì sợi vải dày cũng như ít bị bám dơ nên nhiều người mặc từ 2-3 lần trở lên mới giặt. Một số khác cho rằng nên giặt sau mỗi lần mặc vì sẽ có bụi bẩn, vi khuẩn bám vào nên việc mặc lại sẽ gây hại cho da. Nhìn chung, không thể nói cách nào đúng cách nào sai, tùy thuộc vào môi trường và nhu cầu sử dụng của mỗi người để quyết định việc bảo quản sản phẩm phù hợp với chính mình.

6. Lời kết

Là một trong những chất liệu có mặt lâu đời, chất liệu jeans vẫn giữ được độ phổ biến qua thời gian dài. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, jeans có những chức năng và tính ứng dụng khác nhau phù hợp với xu hướng thời trang nói chung. Sự đa dạng và đổi mới trong thiết kế, màu sắc cũng góp phần giúp vải jeans luôn có những diện mạo phù hợp với thị hiếu của người dùng.

Quen thuộc với vải jeans trong thời trang và đời sống, hi vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về chất liệu Jean là gì, tính ứng dụng và có cái nhìn bao quát hơn về chất liệu quốc dân này. Ghé ngay website Routine để chọn ngay sản phẩm từ quần jean dành cho namquần jean dành cho nữ đa dạng, chất lượng nhé!