Vải knit là gì? Những đặc điểm nổi bật của vải knit

Thời trang Knit wear là một ngành đề cập tới tất cả các loại vải dệt kim thời trang được làm từ chính vải dệt kim. Chúng được biết đến là một thuật ngữ khá phổ biến trong thời trang may mặc, tuy nhiên sẽ không có nhiều người biết nó là gì nếu họ không thuộc chuyên môn về thời trang. Ngoài ra, hàng may mặc dệt kim rất đa dạng mẫu mã bao gồm áo len dệt kim, quần áo thể thao dệt kim, thời trang dệt kim, đồ lót dệt kim, áo phông dệt kim và phụ kiện dệt kim.

Trong bài viết hôm nay hãy cùng Routine tìm hiểu kỹ hơn xem Vải knit là gì, loại vải này có những đặc điểm nổi bật nào và ứng dụng của chúng như thế nào nhé!

1. Knit là gì?

Knit với tên gọi “knitting fabric” - là loại vải được dệt bằng công nghệ dệt kim, chúng được tạo thành bởi sự liên kết tuần hoàn giữa các vòng sợi với nhau, tạo các vòng sợi cũ trong khi các vòng sợi mới được hình thành ở phía trước, sau đó lại lồng qua vòng sợi mới để tạo thành giải may, các thao tác mang tính tuần tự bao gồm các vòng ngang, cột dọc và cả cột vòng. Nói một cách chuyên môn hóa, knit hay vải knit được gọi là “vải dệt kim”.

Vải Knit là loại vải được dệt bằng công nghệ dệt kim

Vải Knit là loại vải được dệt bằng công nghệ dệt kim

1.1. Có những phương pháp dệt kim nào?

Có 2 phương pháp để sản xuất vải dệt kim:

  • Dệt kim đan ngang: khá phổ biến vì dễ làm và linh hoạt bởi vì tất cả hàng may mặc có thể được sản xuất trên cùng một máy dệt kim.
  • Dệt kim đan dọc: dễ dàng để maу và chống nhăn tốt. Quу trình nàу nhanh hơn nhiều ѕo với dệt kim đan tay.

1.2. Quy trình tạo ra vải dệt kim

Quy trình tạo ra tấm vải dệt kim diễn qua 4 giai đoạn chính: Kéo sợi - hồ sợi - dệt - xử lý

  • Kéo sợi: Đây là bước đầu tiên cần làm trong quy trình dệt vải. Xử lý sơ các tạp chất tự nhiên còn sót lại sau khi xử lý như đất, cát bụi của các quả bông khô, đem bông đi đánh tung và làm sạch. Tiếp đến các sợi bông được kéo sợi thô nhằm tăng kích thước và độ bền cho vải, sau đó cuộn vào thành từng ống.
  • Hồ sợi: Sau khi quá trình kéo sợi hoàn thành, để có thể tạo hồ thì ta phải sử dụng hồ tinh bột, hay một số hồ nhân tạo như polyacrylate, polyvinylalcol PVA. Cách làm này tạo thành các màng hồ bao quanh sợi bông để làm tăng độ bền, độ trơn và độ bóng của sợi.
  • Dệt vải: Quá trình dệt vải sử dụng phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Sử dụng bằng máy dệt để liên kết các sợi ngang, sợi dọc tạo nên tấm vải. Khi các sợi phụ đã được chuẩn bị và chùm sợi dọc có chứa các sợi có kích thước được đặt ở phía sau máy dệt. Các sợi dọc được chuyển đến một hình trụ được gọi là chùm vải ở phía trước.
  • Xử lý vải sau khi dệt: Vải sẽ được nấu với áp suất và nhiệt độ cao trong các chất hóa học để loại bỏ phần hồ hoặc các tạp chất ảnh hưởng đến độ bền của vải. Tiếp theo sẽ làm cho sợi cotton nở ra, tăng khả năng thấm hút và làm cho vải dễ bắt màu nhuộm. Công đoạn cuối cùng của quy trình dệt là tẩy trắng các sợi tự nhiên rồi tiến hành quá trình nhuộm màu vải.

2. Các loại vải knit phổ biến

Hiện nay có 7 loại vải Knit Wear phổ biến nhất trên thị trường thời trang, các loại vải knit này phân biệt khác nhau chủ yếu do cấu trúc đan sợi vải khác nhau, bao gồm:

  1. Vải knit Jersey
  2. Vải knit đan móc
  3. Vải knit đan chui
  4. Vải knit đan interlock
  5. Vải knit kép
  6. Vải knit đan dọc
  7. Vải knit nỉ

Hãy cùng Routine tìm hiểu đặc điểm của từng loại vải trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Các loại vải Knit phổ biến trên thị trường hiện nay

Các loại vải Knit phổ biến trên thị trường hiện nay

2.1. Vải knit Jersey với hoa văn

Vải dệt kim Jerѕeу có các đường dọc nổi bật dễ nhìn thấу ở mặt trước ᴠà các đường gân ngang nổi bật ở mặt ѕau của vải. Các mũi khâu bằng hoặc jerѕeу được ѕử dụng thường хuуên, nhanh, chi phí thấp, và có thể được thaу đổi để ѕản хuất các loại vải có hoa văn lạ mắt. Một nhược điểm lớn của vải dệt này là dễ bị bung vải nếu một ѕợi bị đứt.

Kiểu đan hai màu cũng thường được sử dụng trong loại vải này, sử dụng các loại sợi hoặc mũi khâu có độ dài khác nhau để tạo ra da, nhung,... Kiểu đan này cũng được sử dụng trong sản xuất hàng dệt kim nylon, đồ lót nam và áo phông.

2.2. Vải dệt kim đan móc làm len

Vải dệt kim đan móc có hai mặt trông gần như giống hệt nhau. Nhiều mẫu đẹp và thiết kế có thể được tạo ra với các mũi khâu móc. Nó thường được sử dụng để làm áo len và quần áo trẻ em. Tốc độ sản xuất vải dệt kim đan móc nói chung là khá chậm.

Áo len thời trang được làm bằng cách đan các sợi đan xen và đan trên cùng một vòng, vải với hàng đan xen và móc, vải có thể đảo ngược và giống hệt nhau trên cả hai mặt của vả, vải không bị uốn cong và phẳng, vải có thể kéo dài hơn theo hướng chiều dài của vải.

2.3. Vải dệt kim đan chui

Vải dệt kim đan chui với độ đàn hồi tuyệt vời có các mũi khâu được kéo ở cả hai mặt của vải, tạo ra các vòng ở cả mặt trước và mặt sau của vải. Vải dệt kim được sử dụng để tạo đường gân thường được tìm thấy ở mép dưới của áo len, trên còng tay áo và trên đường viền cổ áo.

Chúng được làm bằng cách đan các sợi như đan xen kẽ và đan trên cùng một hàng. Vải đan xen với các vòng và móc khâu. Vải này là vải đảo ngược, bởi vì chúng trông giống hệt nhau trên cả hai mặt của bộ quần áo. Chúng có thể được chế tạo bằng máy dệt kim tròn hoặc máy dệt kim hai giàn.

2.4. Vải dệt kim đan interlock

Vải dệt kim đan interlock là một phiên bản của ᴠải dệt kim đan chui. Mặt trước ᴠà mặt ѕau của kiểu đan interlock là như nhau. Những loại ᴠải nàу thường nặng ᴠà dàу hơn các loại ᴠải dệt kim đan móc thông thường trừ khi được làm ᴠới các ѕợi mịn hơn. Sự đan хen của các đường khâu hạn chế ᴠiệc bung ᴠải ᴠà tạo ra các loại ᴠải maу mặc không bị rách hoặc gấp khúc ở các cạnh.

2.5. Vải dệt kim kép

Vải dệt kim kép là một loại vải dệt kim sợi ngang làm bằng hai bộ kim. Cấu trúc vải ổn định và gọn hơn. Vải không bị xoắn ở các cạnh và không bị rách. Chúng có thể được thực hiện với các thiết kế và kết cấu thú vị. Chúng được làm từ các mũi khâu interlock và các biến thể của nó.

2.6. Vải dệt kim đan dọc bền

Chúng được làm trong một máy dệt kim đặc biệt với các sợi từ thùng dệt. Không giống như vải dệt kim sợi ngang, loại vải này được dệt từ nhiều sợi, với các sợi hình thành các vòng trong các vòng liền kề. Mặt phải của vải có các vòng dọc trong khi mặt sau của vải có các đường ngang. Ưu điểm nổi bật của loại vải này là khó rách và cực kỳ bền.

2.7. Vải dệt kim nỉ thoải mái

Vải dệt kim nỉ là một loại vải dệt kim sợi ngang, trong đó một sợi bổ sung được chèn vào mỗi hàng vòng. Sợi được chèn được sử dùng để trang trí hoặc làm sợi có độ đàn hồi cao. Nó cung cấp sự ổn định, hỗ trợ và thoải mái. Khi các sợi được chèn tạo ra các sợi lông nhung cắt và chẻ, chúng được gọi là len. Chúng thường được làm từ cotton, polyester, len và acrylic.

3. Ưu điểm và nhược điểm của vải dệt kim

Cũng giống như nhiều chất vải khác, vải dệt kim knit cũng có những ưu điểm và nhược điểm rất riêng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đó là những thế mạnh và nhược điểm gì ngay sau đây nhé!

3.1. Ưu điểm của vải dệt kim

  • Bề mặt mềm mại, mang đến sự thoải mái cho người mặc.
  • Thông thoáng trong mùa hè và co giãn cực kỳ tốt do cấu trúc đan sợi cũng như chất liệu vải.
  • Vải có trọng lượng nhẹ, thoải mái khi mặc.
  • Đàn hồi và co giãn tốt.
  • Có khả năng giữ nhiệt tốt.
  • Khó bị nhăn.
  • Độ mảnh sợi tốt.
  • Phổ biến trong công nghệ thời trang may mặc.
  • Vải knit dễ dàng giặt giũ và bảo quản.

3.2. Nhược điểm của vải dệt kim

  • Dễ bị tuột vòng đan dễ nhận biết bạn sẽ thường thấy những khoảng hở ở các vòng may sau một thời gian sử dụng.
  • Mép vải dễ bị quăn khiến mất đi tính thẩm mỹ.

4. Ứng dụng của chất liệu vải knit trong ngành thời trang

Vải knit mang nhiều ứng dụng trong đời sống, sinh hoạt và thời trang, nội thất. Knit Wear cực phổ biến được dùng để làm với thiết kế mềm mại, mượt mà. Đặc biệt, quần áo là mặt hàng thời trang dệt kim phổ biến nhất vì có nhiều loại vải dệt kim phù hợp có sẵn trên thị trường ngày nay. Dưới đây là một số trang phục được yêu thích từ chất liệu knit, bạn đọc có thể tham khảo thêm:

4.1. Đầm hai dây knit sexy

Váy đầm với kiểu dáng đơn giản như thân váy dài, không có tay áo và hai dây mảnh rất được phái đẹp ưa chuộng. Trước đây là bộ cánh quen thuộc khi ở nhà và mặc đi ngủ. Với chất liệu knit mềm mại, thoải mái, thiết kế đơn giản là những điểm cộng cho chiếc đầm này.

Đầm knitwear gợi cảm cho cô nàng theo phong cách quyến rũ

Đầm knitwear gợi cảm cho cô nàng theo phong cách quyến rũ

Ngày nay, mẫu váy này trở nên phổ biến với đa dạng thiết kế, từ độ dài cho đến các kiểu dáng thân váy. Nhìn chung, đầm hai dây dù chuyển mình theo thời gian như thế nào vẫn luôn giữ dáng vẻ ban đầu: phần tay áo là hai sợi dây mảnh khoe trọn bờ vai, thân váy suông, khác biệt lắm cũng chỉ là những thiết kế ôm trọn phần eo, nhún eo, cắt eo đơn giản.

4.2. Áo khoác len cadigan giữ ấm

Vào những ngày thời tiết se se lạnh, áo khoác cardigan là một trong những kiểu áo được chị em yêu thích và ưa chuộng nhiều nhất. Và nếu bạn đang tìm kiếm một outfit đơn giản nhưng vẫn đủ năng động, phong cách để xuống phố, thì hãy thử qua combo áo cardigan ngắn phối áo sơ mi cùng chiếc váy ngắn ngay nhé! Áo khoác cardigan với gam màu sáng sẽ mang đến nét trẻ trung, năng động. Ngoài ra, chất liệu vừa ấm áp lại vừa sang trọng.

Áo khoác cardigan len knit giúp giữ ấm tốt choc cơ thể

Áo khoác cardigan len knit giúp giữ ấm tốt choc cơ thể

4.3. Áo len đan

Vào những ngày đông se lạnh, một chiếc áo len dệt kim nữ với khả năng giữ ấm tốt sẽ là ưu tiên hàng đầu của tất cả mọi người. Điểm nổi bật của áo len chính là khả năng hỗ trợ làm ấm và giữ nhiệt cho cơ thể hiệu quả. Đối với nữ, cách mix áo len với các item trang phục khác không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo màu sắc, kiểu dáng trang phục kết hợp với áo len phù hợp và hài hòa với nhau.

Áo dệt kim knit vừa thời trang vừa giữ ấm cực tốt

Áo len knit cho mùa đông vừa giữ ấm cho cơ thể vừa có thể hiện được phong cách của bạn

Áo len cổ tròn dáng dài được biết đến là một trong những item thời trang được nhiều chị em lựa chọn, bởi vì chúng có vô vàn kiểu dáng, màu sắc. Đặc biệt với thiết kế dáng dài ngang mông nên giúp bạn dễ dàng kết hợp với mọi trang phục, cũng như giúp vóc dáng của bạn trông mảnh mai và cao hơn.

5. Một số tips bảo quản vải dệt kim

Quần áo dệt kim là loại trang phục dễ bị xơ xước, xù lông và mất form dáng nếu không được bảo quản đúng cách hoặc người dùng không biết cách giặt giũ, là ủi đúng cách, an toàn. Sau đây, hãy cùng Routine tham khảo một số mẹo giúp bảo quản quần áo dệt kim an toàn và hiệu quả nhé:

  • Áo dệt kim chỉ nên giặt bằng tay và khi giặt nên nhớ vò theo chiều ngang, không nên vò theo chiều dọc sẽ làm cho đồ giãn ra.
  • Không nên cho vào máy giặt nếu không có chế độ riêng, không bỏ quá nhiều xà phòng, không vò chà mạnh tay.
  • Khi phơi bạn dùng móc hay một que ngắn, mắc ngang áo để tránh bị giãn.
  • Nên phơi đồ dệt kim ở nơi thoáng mát, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Nên dùng bàn ủi ở mặt trái và ủi theo chiều dọc, không nên ủi theo chiều ngang sẽ gây giãn rộng đồ, vải sẽ bị thưa và nhanh rách.
  • Không sấy đồ dệt kim nếu bạn không muốn chúng co rúm lại xấu xí và hỏng chiếc áo của bạn trong nháy mắt.
  • Nếu đồ len bị mốc do cất trong tủ quá lâu, bạn có thể trộn nước giặt với sữa tươi không đường rồi giặt như bình thường, sau đó mùi mốc sẽ bay đi.

6. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin đặc điểm ưu việt của vải knit và tính ứng dụng thực tế của nó trong ngành thời trang. Routine hy vọng với những thông tin ở bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được vải knit là gì,những đặc điểm nổi bật và ứng dụng của vải knit. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp bạn sưu tập ngay cho mình những bộ đồ bằng chất liệu knit vào tủ đồ của mình.

Bạn đọc cũng đừng quên ghé ngay trang quần áo thời trang của Routine để tham khảo những bộ trang phục ấm áp cho mùa đông sắp tới, đặc biệt là các mẫu áo len đẹp nhé!